Gạo để lâu ngày rất dễ bị hư hỏng, sâu, mối mọt. Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh, hạn chế tiếp xúc, mỗi gia đình đều trữ trong nhà ít nhiều một lượng gạo. Bài viết sau đây Tiến Thịnh sẽ chia sẻ một số cách bảo quản gạo không hư, rất hữu ích cho nhiều chị em nội trợ!
I. Lưu ý khi bảo quản gạo?
Gạo là lương thực thiết yếu có mặt trong bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên gạo lưu trữ lâu ngày rất dễ bị hư hỏng, sâu hay mối mọt. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh, hạn chế tiếp xúc thì trữ lượng lớn gạo là điều cần thiết.
Dưới đây là một số cách bảo quản gạo được lâu, chị em hãy bỏ túi ngay:
- Tuyệt đối không để gạo ở nơi ẩm ướt, độ ẩm cao. Gạo có tính hút ẩm nên cần đựng ở nơi thoáng mát, khô ráo.
- Nên đựng gạo ở thùng/hộp đựng có nắp đậy, cách mặt đất từ 20cm trở lên, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Vệ sinh thùng đựng gạo sạch sẽ, khô ráo trước khi sử dụng.
Nguyên tắc khi bảo quản gạo
-> Xem Ngay: Cách chọn mua gạo ngon, chất lượng
II. Cách bảo quản gạo không hư hiệu quả?
Ngoài 3 lưu ý khi bảo quản gạo, Tiến Thịnh chia sẻ 4 cách bảo quản gạo không hư cực đơn giản và hiệu quả. Chị em nội trợ có thể áp dụng dễ dàng trong gia đình mình. Cụ thể:
1. Bảo quản gạo trong tủ lạnh
Một trong 4 cách bảo quản gạo được lâu chính là cho gạo vào ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ của ngăn mát là nhiệt độ lý tưởng giúp bảo vệ gạo trước sâu, mối mọt.
Theo các chuyên gia, bạn hãy để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 – 5 ngày trước khi bỏ gạo vào thùng đựng. Có thể sử dụng túi zipper để chia gạo thành các phần nhỏ nếu lượng gạo lớn. Cách này giúp gạo giữ được mùi vị lâu hơn, tránh mối mọt, hư hỏng.
Bạn có biết Tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam?
2. Bảo quản gạo trong hộp kín
Hãy đựng gạo trong hộp kín, đóng nắp chặt và đặt ở nơi khô ráo. Hộp sẽ giúp duy trì sự ổn định của độ ẩm, tránh sự xâm nhập của côn trùng. Do đó đây cũng là một cách bảo quản gạo không bị mọt đơn giản nhưng hiệu quả.
3. Bảo quản gạo bằng gia vị thực phẩm (tỏi, ớt)
Ông bà ta từ ngày xưa đã có nhiều biện pháp để giúp gạo giữ được hương vị, không hư hỏng trong thời gian dài. Một trong cách bảo quản gạo không hư được truyền đến ngày nay chính là bảo quản gạo bằng gia vị như tỏi, ớt.
Tỏi có tính diệt côn trùng và diệt khuẩn mạnh. Chỉ cần vài tép tỏi bóc vỏ bỏ vào trong thùng đựng gạo, mùi tỏi sẽ khiến mối mọt không dám bén mảng đến. Tuy nhiên bạn hãy lưu ý là dùng tỏi lượng vừa phải, tránh cho gạo bị nhiễm mùi tỏi nhé.
Đối với ớt, hương cay nồng của ớt cũng là một trong lý do khiến cho côn trùng, mối mọt bỏ đi. Hãy để một vài nhánh ớt nhỏ trong thùng gạo nhà bạn. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về công dụng của cách bảo quản gạo không bị sâu này đấy!
-> Dành cho bạn: 1 bát cơm gạo Lứt bao nhiêu calo?
4. Bảo quản gạo bằng gia vị (muối ăn)
Cách bảo quản gạo không hư thứ 4 mà Tiến Thịnh sưu tầm được chính là bảo quản bằng muối ăn. Rắc một ít muối vào thùng gạo, vị mặn của muối sẽ làm cho mối mọt tránh đi. Lưu ý là khi áp dụng cách này, bạn nên rắc muối ở lượng vừa phải. Nếu rắc nhiều quá sẽ khiến gạo bị ẩm và khi ăn dễ bị mặn.
Cách bảo quản gạo không hư đơn giản, hiệu quả
-> Dành cho bạn: 8 loại gạo ngon của Việt Nam được ưa chuộng
III. Thời điểm bảo quản gạo tốt nhất?
3 lưu ý và 4 cách bảo quản gạo không hư như trên chắc hẳn đã giúp ích phần nào đến các chị em. Tuy nhiên theo các chuyên gia, dù có bảo quản gạo kỹ đến đâu thì chỉ nên sử dụng ở thời gian nhất định. Nếu để gạo quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe.
Gạo để lâu sẽ mất dần dinh dưỡng và không được ngon như gạo mới. Do đó bạn tránh mua quá nhiều, hãy mua lượng gạo đủ dùng nhé. Thời điểm bảo quản gạo tốt nhất là 1 tháng vào mùa thu. Đối với mùa hè thì chỉ nên bảo quản gạo trong 2 tuần.
Thời điểm bảo quản gạo tốt nhất
-> Nên xem ngay: So sánh các loại gạo Lứt hiện nay, gạo nào giảm cân tốt?
Trên đây là tất cả các cách bảo quản gạo không hư mà Đi Phượt sưu tầm và tổng hợp. Hy vọng các chị em sẽ bỏ túi được nhiều mẹo hay ho, giúp bữa cơm gia đình thêm ngon.
Theo: https://diphuot.info/